HỌC VIỆN QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Tự do đến từ tri thức - Knowledge sets freedom

16 nữ doanh nhân huyền thoại trên thế giới – phần 1

Debbo Fields, người sáng lập ra Mrs. Fields Cookies giải thích về động lực kinh doanh: “ Giới doanh nhân không có sự hạn chế về thời gian và tuổi tác… Việc kinh doanh dựa vào niềm tin và nguồn cảm hứng. Những người tham gia kinh doanh có thể chỉ là vì làm cho thế giới tốt đẹp hơn.”

16 nữ doanh nhân huyền thoại trên thế giới – phần 1

Và chính xác là những nữ doanh nhân này đã làm được. Cám ơn vì những gì họ đã làm, những doanh nghiệp do người phụ nữ làm chủ ngày nay nằm trong số những doanh nghiệp đang phát triển nhanh nhất của nước Mỹ – số người phụ nữ bắt đầu tham gia công việc kinh doanh đã tăng gấp đôi tại các công ty. Khoảng 7,7 triệu doanh nghiệp có số lượng nữ giới sở hữu chiếm đa số (51% hoặc hơn thế nữa), với khoảng 7,1 triệu người làm việc và sản sinh ra doanh thu 1,1 tỷ đô la, theo Trung tâm nghiên cứu công việc kinh doanh của nữ giới cho biết.

1739 Eliza Lucas Pinckney

“Nhuộm màu” để làm nên sự khác biệt

Bà được biết đến như một nhà nông học quan trọng đầu tiên của nước Mỹ vì đã có công đưa thuốc nhuộm màu xanh chàm vào lục địa Bắc Mỹ. Eliza Lucas sinh ra tại Antigua, một hòn đạo thuộc Tây Ấn năm 1722. Bà đã từng theo học tại trường chuyên về hồ vải tại London, chính nơi đây đã nuôi dưỡng tình yêu của bà đối với cây cỏ. Khi còn trẻ, gia đình bà đã chuyển tới Mỹ, cha bà đã giành được 3 khu đất để ươm trồng. 16 tuổi, Pinckney làm chủ khu đồn điền gần khu Charles, vùng quê miền Nam Carolina, sau khi mẹ bà qua đời, tiếp đó cha bà, một sĩ quan quân đội Anh đã trở lại Tây Ấn.

Khi nhận ra rằng ngành công nghiệp dệt đang phát triển sẽ mang lại sự cần thiết đối với những thuốc nhuộm mới, Pinckney đã bắt đầu công việc tạo ra thuốc nhuộm màu xanh chàm chất lượng cao vào năm 1739. Sáng tạo này thực sự là một thành công của bà: cây chàm đã sớm được xếp vị trí thứ hai sau cây lúa trong vụ mùa thu hoạch xuất khẩu tại miền Nam Carolina. Sau đó bà tiếp tục trồng các loại cây: cây lanh, gai dầu, tơ và sung. Bà mất năm 1793 nhưng truyền thuyết về con người yêu cỏ cây này vẫn còn sống mãi. Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được đưa vào danh sách những người kinh doanh nổi tiếng của miền Nam Carolina năm 1989.

1766 Mary Katherine Goddard

Xâm chiếm thế giới

Những thành công mà nữ doanh nhân này đạt được đã đánh dấu và là một phần lịch sử thuộc về nước Mỹ. Mary Katherine Goddard lớn lên tại New London, Connecticut trước khi chuyển tới Providence, Rhode Island cùng mẹ năm 1762. Bà bắt đầu được nhiều người biết đến khi trở thành người phụ nữ trong ngành xuất bản đầu tiên tại Mỹ năm 1766. Năm 1775, Goddard lại nhận được danh hiệu nữ giám đốc sở bưu điện đầu tiên của nước Mỹ tại Baltimore, Maryland.

Nhưng vụ việc đưa bà lên vị trí nổi tiếng nhất vẫn là việc cho in ấn bản sao đầu tiên về Tuyên ngôn độc lập nước Mỹ trong đó gồm tất cả họ tên của những người ký kết. Moddard vẫn giữ vị trí giám đốc sở bưu điện cho đến năm 1789 khi có người khác thế chỗ. Sau đó, bà tiếp tục làm việc với vai trò chủ nhà in và người bán sách cho đến khi qua đời năm 1816.

1875 Lydia Pinkham

Ann Landers của những năm 1800

Một số người gọi bà với cái tên “Ann Lander hay Dr. Ruth” của những năm 1800. Năm 1875, Lydia Estes Pinkham, Massachusetts đã chuyển đổi những phương thuốc thảo dược gia truyền thành một doanh nghiệp lớn bằng việc marketing tài tình những sản phẩm của bà tới đối tượng khách hàng là phụ nữ đồng thời trang bị cho họ vốn kiến thức về sức khoẻ. Hợp chất thảo dược của Pinkham đã trở thành một trong những biệt dược nổi tiếng nhất của thế kỷ 19.

Pinkham đã được coi như người vận động cho sức khoẻ của phụ nữ tại độ tuổi khi những nhu cầu của họ chưa được đáp ứng về phương diện sức khoẻ. Năm 1968, phòng thí nghiệm Cooper đã mua công ty của bà dù vậy nhưng các viên thuốc và thuốc dạng chất lỏng vẫn được dán tem dưới cái tên “Pinkham” tại một số cửa hàng dược phẩm.

1905 Madam C.J. Walker

Người mở đường cho nữ doanh nhân

Con người này được xem như là một trong những nữ doanh nhân thành đạt nhất thế kỷ 20, Madam C.J. Walker đã xây dựng cho mình một “đế chế” từ con số 0. Cha mẹ bà từng là nô lệ cũ và bà trở thành trẻ mồ côi khi mới 7 tuổi. Năm 1905, Walker bắt đầu công việc “nuôi cấy tóc đẹp” với cái tên Madam Walker, một dạng thức chữa bệnh và điều trị cho da đầu. Bản thân bà có mối liên kết sâu sa với sản phẩm này từ khi bà phải chịu đựng một căn bệnh liên quan đến da đầu đã khiến hầu như toàn bộ tóc của bà biến mất. Cuối cùng, bà đã quyết định mở rộng việc kinh doanh của mình tới Trung Mỹ và vùng Ca-ri-bê.

Năm 1917, bà có mặt trong buổi gặp mặt tầm cỡ quốc gia đầu tiên của nước Mỹ dành cho nữ doanh nhân tại Philadelphia, và hội nghị liên hiệp những người “trồng tóc” nước Mỹ. Làm việc chăm chỉ và lòng kiên trì của Walker đã mở ra một chặng đường mới cho nữ doanh nhân, cho ngành công nghiệp mỹ phẩm và chăm sóc tóc của Châu Phi – Mỹ cũng như cộng đồng Mỹ – Phi.

1909 Elizabeth Arden

Chuyển giao nước Mỹ

Bà đã mang việc trang điểm từ chỗ là công việc cần thiết tại một giai đoạn nào đó trong cuộc sống hoà nhập với cuộc sống thường nhật và phát triển nó một cách chậm chập với quy mô toàn cầu. Elizabeth Arden, sinh ra tại Florence Nightingale Graham của Woodbridge, Ontario, sau đó chuyển tới New York sinh sống khi bà 30 tuổi để theo đuổi giấc mơ xây dựng cho mình một tập đoàn mỹ phẩm. Tại đây bà bắt đầu công việc với một chuyên gia hoá học nhằm làm ra một loại kem làm đẹp, một sự sáng tạo mới mẻ đối với ngành công nghiệp mỹ phẩm tại thời điểm đó.

Sau chuyến du lịch tới Paris năm 1912, Arden đã trở thành người đầu tiên đưa khái niệm trang điểm mắt tới những người phụ nữ nước Mỹ và đã dành tặng cho họ buổi trang điểm đầu tiên tại salon 5th Avenue (đại lộ thứ 5). Bà qua đời năm 1966 nhưng thương hiệu của bà đã nổi tiếng trên toàn nước Mỹ cùng với nhãn hiệu nổi tiếng là máy khâu Singer và hãng giải khát Coca-Cola. Tháng 6 năm 2007, công ty của bà đã kiếm được 1,1 tỷ đô doanh thu thực, tăng hơn 18% so với 955 triệu đô của năm 2006.

1910 Coco Chanel

Cách mạng thời trang  

“Truyền thuyết của tôi có thể phát triển và thịnh vượng. Tôi ước nó có thể tồn tại trong cuộc sống hạnh phúc và bền lâu.” Truyền thuyết về Coco Chanel chắc hẳn đã sống mãi kể từ năm 1971 sau khi bà qua đời. Tại thời điểm đó, “đế chế” thời trang của Chanel đã mang về khoản thu hơn 160 triệu đô mỗi năm. Nhà thiết kế thời trang này sinh ra tại Saumur, Pháp. Bà đã mở cửa hàng thời trang đầu tiên năm 1910 và chỉ bán mũ dành cho phụ nữ. Năm 1921, công ty của bà cho ra mắt loại nước hoa đầu tiên có tên Chanel số 5 và được bán rộng rãi trên toàn thế giới. Kể từ đó, cái tên Chanel được toàn thế giới biết đến.

Ngày nay, những thiết kế và sản phẩm của Chanel vẫn tiếp tục thu hút được giới thượng lưu và những người nổi tiếng. Chanel sẽ mãi gắn liền với những bộ váy ngủ nhẹ nhàng, những bộ cánh còn mãi với thời gian, những đôi giầy, ví và trang sức. Như Christian Dior đã nói: “ Với một áo len chui đầu màu đen và 10 đường viền quanh dải đăng ten, bà ấy đã làm nên một cuộc cách mạng thời trang.”

1932 Olive Ann Beech

Lao như tên lửa đến thành công

 Olive Ann Beech đã đồng sáng lập ra tập đoàn hàng không Beech cùng với chồng bà, ông Walter tại Wichita, Kansas trong thời đỉnh điểm của cuộc suy thoái năm 1932. Gia đình Beeches đã cùng nhau phát triển doanh nghiệp từ chỗ chỉ có 10 nhân viên lên đến 10.000 người. 270 mẫu máy bay Model 17 của Beech được sản xuất cho quân đội Mỹ trong đại chiến thứ hai. Nhưng sau khi chồng bà đột ngột qua đời sau một cơn đau tim năm 1950, Olive Ann đã trở thành chủ tịch và tổng giám đốc của tập đoàn này.

Trong vòng gần 20 năm đương nhiệm, bà đã đưa công ty thành tập đoàn hàng không trị giá hàng triệu đô. Nghỉ hưu năm 1968 nhưng Olive Abb vẫn tiếp tục cống hiến cho hội đồng giám đốc cho đến năm 1982, 2 năm trước khi tập đoàn Raytheon mua lại hãng hàng không Beech. Olive Ann Beech đã trở thành chủ tịch danh dự đầu tiên của tập đoàn trước khi hấp hối tại ngôi nhà thân yêu ở Wichita năm 1993. Tập đoàn hàng không Beech đã có ảnh hưởng lâu dài với ngành hàng không nói chung trong việc sản xuất một số máy bay nổi tiếng nhất của thế kỷ 20.

1933 Ma Perkins

Người mẹ của sóng truyền thanh

Người ta nói về bà, tên thật là Virginia Payne như một huyền thoại của sóng truyền thanh. Bởi bà chính là người nắm giữ hàng triệu trái tim người Mỹ chính bằng sự ân cần với quan điểm thực tế. Nữ diễn viên Virginia Payne này đã mua nhân vật “Ma Perkins” và được biết đến như “người mẹ “trên không” của nước Mỹ” để được diễn xuất trong hơn 7000 đoạn nhạc kịch của vở kịch nhiều kỳ phát sóng trên radio. Sinh ra tại Cincinnati, Payne bắt đầu tham gia vào đài phát thanh năm 23 tuổi khi buổi diễn đầu tiên ra mắt trên trạm phát thanh Cincinnati năm 1933.

Nhân vật của Ma Perkins là một quả phụ độc lập sở hữu và quản lý xưởng gỗ để bán và dành những lời khuyên chân thành, giản dị của bà tới những ai cần giúp đỡ. Chương trình lại được tiếp tục phát trên Công ty phát thanh quốc gia và mạng lưới phát thanh Columbia cho đến năm 1960, Payne đã đóng nhân vật Ma Perkins trong toàn bộ thời gian của vở kịch được phát sóng. Mất năm 1977, 11 năm trước khi bà và người bạn ruột thịt Ma Perkins được có mặt trong Đài phát sóng có tên tuổi.

X.Chi
Theo Women Entrepreneur
(Còn nữa)

Bài viết liên quan
Chủ tịch PAILEMA  dự hội thảo về giáo dục việt Nam 2021 do Quốc hội tổ chức

Chủ tịch PAILEMA dự hội thảo về giáo dục việt Nam 2021 do Quốc hội tổ chức

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA PAILEMA NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA PAILEMA NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11

TIẾT LỘ 56 NGUYÊN TẮC CỦA MỘT DOANH NHÂN “BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG” DÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

TIẾT LỘ 56 NGUYÊN TẮC CỦA MỘT DOANH NHÂN “BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG” DÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

TẢNG ĐÁ

TẢNG ĐÁ

Đăng ký nhận tư vấn