Nhà tài phiệt Rockefeller nổi tiếng thế giới trong hoạt động kinh doanh của mình cũng một lần giăng bẫy, và từ đó ông thu được rất nhiều lợi nhuận.
Ông giăng bẫy nhằm giành lấy tài nguyên khoáng sản sắt thép từ tay người anh em láng giềng Đức. Anh em Davis Merritt của Đức sau khi di cư sang Mỹ trong quá trình kinh doanh đã phát hiện ra khu vực tài nguyên khoáng sản sắt thép phong phú. Không cần suy nghĩ đắn đo suy nghĩ nhiều ông đã mua trọn gói khu vực này và thành lập công ty gang thép. Rockefeller từ lâu đã ao ước có được khu gang thép này ba lần nhưng do chậm hơn một bước nên để hai anh em láng giềng Đức có trước, đành đợi cơ hội sau.
Cơ hội cuối cùng cũng đến. Năm 1838, khủng hoảng kinh tế một lần nữa ảnh hưởng đến Mỹ, anh em Davis Merritt rơi vào tình cảnh khó khăn. Khi đang lo lắng như vậy, một vị mục sư người bản địa mà họ vô cùng tôn kính đã tới, trong khi nói chuyện ông đã hiểu được những khó khăn của anh em Davis Merritt, và ông quyết định giúp đỡ anh em Davis Merritt. Ông nói rằng một người bạn của ông có rất nhiều tiền nên có thể mượn tạm tiền cho anh em Davis Merritt vay để giải quyết khó khăn. Vị mục sư cầm chiếc bút đen lập nên một giấy biên nhận: “ hôm nay anh em Davis Merritt đã mượn 42.000 USD từ tài khoản Corel, lãi xuất 3%, không kí nhận bằng miệng mà căn cứ vào giấy chứng nhận ”.
Anh em Davis Merritt đọc xong giấy chứng nhận không phát hiện thấy có điểm nào sai liền vui mừng kí tên.
Chưa đầy nửa năm, vị mục sư này tới, yêu cầu thanh toán tiền nợ. Ông nói với anh em Davis Merritt rằng, người bạn của ông chính là Rockefeller, từ lâu đã điện báo yêu cầu thanh toán 42.000 USD. Nhưng số tiền này anh em Davis Merritt đã tiêu tốn vào dự án khoáng sản, hiện tại không có tiền để trả, vậy là bị đưa ra toà án.
Ở toà án họ mới biết rằng, cái gọi là tài khoản Corel chính là phương thức tài khoản mà bất cứ lúc nào người cho vay cũng có quyền đòi nợ, lãi xuất thấp bằng với tài khoản. Lúc này họ đành phải lựa chọn hai phương án, trả tiền hay phá sản.
Không có tiền để trả, đành tuyên bố phá sản, tài sản 52.000 USD giờ thuộc về Rockefeller. Mấy năm sau, khi mà nội bộ ngành gang thép dư thừa phát sinh nhiều cạnh tranh, Rockerfeller đã giao bán tài sản gang thép của mình với trị giá lên tới 19.410.000 USD.
Ngược lại, công ty Cocacola đã áp dụng hình thức “ cạnh tranh chấp nhận lừa dối ”, kết quả là lợi nhuận thu được ngày càng nhiều, danh dự cũng được củng cố.
Ngày 24/04/1985, giám đốc công ty Cocacola của Mỹ đã tuyên bố, công ty cần phải thay đổi lại phương thức phân phối của danh hiệu Cocacola nổi tiếng thế giới.
Tương truyền, nước giải khát Cocacola nổi tiếng thế giới từ khi ra đời cho tới nay, nhà phân phối bản quản rất tỉ mỉ, nghiêm ngặt. Hiện tại nhà phấn phối chia thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đều có người lãnh đạo, mấu chốt quan trọng nhất được cất giấu trong kho bảo hiểm của ngân hàng Atlantis. Đó chính là bí quyết để tạo nên nét đặc sắc cho hãng Cocacola nổi tiếng thế giới.
Kể từ khi Cocacola ra đời, nỗ lực của Cocacola ngày càng được nhiều người tiêu dùng đón nhận, thậm chí đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống. Khi công ty tuyên bố thay đổi lại phương thức phân phối đã gây nên sự xáo trộn rất lớn trên thị trường.
Công ty đã nhận được rất nhiều phản hồi, gồm cả chỉ trích lẫn nhận xét chân thành của khách hàng “ruột”.
Điều này càng khiến cho đối thủ của Cocacola thêm đắc chí. Ngày đó đài truyền hình Mỹ đã phát một đoạn quảng cáo: trên chai xuất hiện hàng trăm hộp Pepsi và một hàng chữ: “Công ty Cocacola làm thế nào để thay đổi được phương thức phân phối của mình ”. Tiếp đó, một bé gái xuất hiện trên tay cầm chai Pepsi, uống một hơi và nói: “Uhm, cháu đã hiểu rồi”. Cùng lúc đó, trên báo cũng đăng quảng cáo Pepsi: “chúng ta đều biết rằng một đồ uống ngon thì không được phép thay đổi, thành quả của Pepsi ngày hôm nay sẽ khiến cho đối phương đi vào con đường hạ sách”.
Đối mặt với sự phê bình của người tiêu dùng và sự công kích của đối thủ cạnh tranh, nhà lãnh đạo Cocacola vẫn giữ thái độ bình tĩnh, và đưa ra kế hoạch cho riêng mình. Có lẽ, Pepsi vui mừng hơi sớm. Trên đời này không có gì mà không thể thay đổi, thói quen cũng như khẩu vị của khách hàng cũng vậy. Cho dù nhãn hiệu sản phẩm có giống Cocacola đi chăng nữa thì họ cũng hi vọng sẽ thay đổi mới mẻ hơn. Thông qua điều tra người tiêu dùng cho thấy, 55% người thích những thực phẩm tươi thơm, ít chất ngọt và ít calory, 44% khách hàng ưa chuộng đồ uống cũ.
Sau khi tiến hành điều tra như vậy, công ty Cocacola càng trở nên vững vàng hơn, không lâu sau bắt đầu hành động. Ngày 04/07, công ty Cocacola tuyên bố sẽ khôi phục lại phương thức phân phối sản xuất của Cocacola, phương thức phân phối mới cũng sẽ tiếp tục được áp dụng, nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Quyết sách này của công ty đã nhận được sự hoan nghênh của rất nhiều tầng lớp khách hàng khác nhau, rõ ràng là giờ đây mọi người có thể tìm cho mình thức uống Cocacola ưa thích. Số lượng khách hàng sử dụng Cocacola nhờ thế cũng tăng lên và ổn định.
Trong hoạt động lần này, công ty Cocacola đã áp dụng phương pháp thay đổi phương thức phân phối là giả mà thâu tóm thị trường đồ uống mới là ý đồ chủ yếu. Cả người tiêu dùng lẫn công ty Cocacola mới chính là người được lợi, duy nhất có công ty Pepsi là chịu tổn thất, họ vui mừng khi mắc vào bẫy của công ty Cocacola.
Tuy nhiên, bẫy mà công ty Coaccola giăng ra coi như là “ bẫy nhẹ nhàng ”, so với việc Rockerfeller giành chiếm tài nguyên thép của người khác, thì coi như một hoạt động nhằm thúc đẩy tiêu thụ và cũng là kế sách quảng cáo.
Bẫy tài khoản của Rockerfller nói một cách hay hơn giống như kế sách “ rút thang nhà cao tầng ”. ( Như mượn bạn một cái thang, đưa bạn lên tầng cao nhất, đợi khi bạn muốn xuống — thì xin lỗi tôi đã rút cái thang đó rồi, bạn có xuống hay không cũng không liên quan tới tôi.) Trên thực tế, đó rõ ràng là một hành vi lừa bịp, trong những hoàn cảnh k hác nhau việc dối lừa không bao giờ được tha thứ. Khi bạn thành lập công ty, thương trường cũng như chiến trường, đâu đâu cũng có lừa dối hay như cá lớn nuốt cá bé, bình thường luôn phải cẩn thận cảnh giác, nếu không sẽ rơi vào bẫy của kẻ khác.
Trương Nhung
(Tổng hợp)