Cafe thứ 5 số 70 - Huy động vốn cộng đồng cho Nhà Khởi Nghiệp Người khởi nghiệp thì đặt câu hỏi làm thế nào để có nguồn vốn? Người có tiền thì không biết đầu tư như thế nào cho sinh lời.
Các khách mời có 30phút đầu tiên (18h30-19h) để giao lưu trao đổi thông tin, mở rộng các mối quan hệ, học hỏi từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong kinh doanh, mối quan hệ là tài sản vô giá của doanh nghiệp.
Sau đó, chuyên gia Nguyễn Quốc Trung bắt đầu chia sẻ rất ấn tượng với các câu chuyện thực tế của anh. Năm 2015 MOVE Việt Nam - đơn vị đã chi 12 tỷ VND để đưa tỷ phú Richard Branson (sáng lập Virgin Group) về Việt Nam. Đơn vị LẦN ĐẦU TIÊN đưa về Việt Nam các triệu phú, doanh nhân nổi tiếng như: Adam Khoo, vua bán hàng Blair Singer, Steve Jobs (sáng lập hãng Apple), Allan Pease (thầy giáo dạy ngôn ngữ cơ thể cho các chính khách Nga như Thủ tướng Putin,…
Vậy làm thế nào để kêu gọi vốn với nhiều người cấp vốn mà bạn vẫn là người điều hành chính doanh nghiệp? Anh Trung chia sẻ bí quyết với các khách mời, đó chính là "Huy động vốn từ cộng đồng" hay còn gọi Crowd Funding Mastery (CFM).
Huy động vốn cộng đồng có đặc điểm chính là số người tham gia nhiều, số tiền phải đóng của mỗi người là ít. Đây chính là điểm khác biệt với huy động vốn truyền thống: số tiền bỏ ra lớn và ít người.
Huy động vốn cộng đồng giúp bạn tập trung nguồn lực từ nhiều người, chính vì số tiền nhỏ nên dễ huy động vốn hơn.
Trả lời cho câu hỏi tìm nhà đầu tư cho Nhà khởi nghiệp như thế nào, anh Trung chia sẻ có 2 hình thức nhà đầu tư. Đa phần chúng ta thấy rằng có nhà đầu tư sáng lập kiêm chiến lược, làm tất cả các vị trí trong công ty. Họ có kiến thức có chiến lược, có kinh nghiệm, có thông tin và có đam mê nhưng lại không có đủ tiền để thực hiện giấc mơ khởi nghiệp. Họ luôn ước rằng nếu có nhiều tiền sẽ làm được lớn hơn, lớn hơn nữa. Ngược lại, có một dạng nhà đầu tư thứ 2 đó là người có nhiều tiền nhưng không có kiến thức về lĩnh vực đó, không có thông tin và không muốn làm. Nhóm Sáng lập kiêm chiến lược thì huy động tiền của nhóm 2, và nhóm 2 huy động sức lực, kiến thức kinh nghiệm của nhóm số 1.
Vậy làm sao vẫn kiểm soát được doanh nghiệp của mình khi huy động vốn từ rất nhiều người?
Anh Trung lấy ví dụ:
Nếu Dương và An muốn mở quán café, họ có kỹ năng, có kinh nghiệm biết chắc chắn triển khai có lãi. Nhưng để triển khai được cần 1 tỷ. Hai người đi huy động vốn từ ông Đông. Ông Đông là người có nhiều tiền, sau đó đồng ý góp vào 800 triệu. Hoạt động kinh doanh phát triển ổn định, lãi bắt đầu phát sinh nhiều hơn. Vấn đề bắt đầu phát sinh, thấy quán cafe vận hành tốt, tự động, Ông Đông nảy ý định xa thải 2 người là Dương và An. Ông Đông có quyền này, vì nếu bỏ phiếu thì ông Đông vẫn thắng (do chiếm 80% cổ phần). Dù bị xa thải, nhưng Dương và An vẫn còn cổ phần. Nhưng trong 4-5 năm ông Đông dù được lãi nhưng vẫn báo cáo tài chính là hòa vốn. Như vậy việc Dương và An không thu được tiền, dẫn tới xin rút vốn.
Bài học ở đây đó là: Giai đoạn đầu khi bạn mới khởi nghiệp hãy huy động vốn từ những người có tiền mức bình dần (có xấp xỉ khoảng vài trăm triệu đến dưới 1 tỷ) vì nếu gọi vốn từ nhà đầu tư nhiều tiền (trên 1 tỷ hoặc rất nhiều) thì sẽ có rủi ro, nguy cơ bị thôn tính và mất kiểm soát doanh nghiệp. Đối tượng nhà đầu tư này nên để những giai đoạn sau công ty lớn hơn mới huy động tới nhà đầu tư này.
Anh Trung còn bật mí với các khách mời chiến lược để huy động vốn từ nhóm nhà đầu tư bình dân, đó chính là công thức 5%.
Chỉ huy động số tiền nhà đầu tư đang có 5% trên tổng số tiền họ đang sở hữu. Vì nếu chỉ 5% làm cho cảm giác sợ mất tiền của họ giảm xuống xấp xỉ bằng 0.
Huy động vốn cộng đồng vay số tiền nhỏ mang tính chất ủng hộ, trả cho nhà đầu tư nhận về sản phẩm dịch vụ tương lai nhưng số giá trị cao hơn số tiền bỏ ra ban đầu.
Điều này thể hiện rất rõ qua câu chuyện sau đây, Anh Hạnh có một mảnh đất ở phú quốc và thấy kinh doanh vịt sạch khá tiềm năng. Nhưng anh cần khoảng 200 triệu để đầu tư và kinh doanh. Anh đã đi huy động vốn cộng đồng bằng cách tìm 40 nhà đầu tư, mỗi người 5 triệu. Sau 2 năm nhà đầu tư nhận về lượng vịt và trứng tổng trị giá 8 triệu đồng. Ban đầu những người góp vốn vào cũng chưa có nhu cầu ăn vịt, nhưng vì ủng hộ dự án thực phẩm sạch của anh, nhận được giá trị sản phẩm lớn hơn số ban đầu họ bỏ ra nên đã đầu tư cho anh Hạnh.
Những câu chuyện, những chia sẻ được anh Nguyễn Quốc Trung phân tích cho các khách mời. Những người tham dự như mở ra được một luồng gió mới, một cách làm mới dễ dàng hơn trước rất nhiều. Đó chính là nghệ thuật “Huy động vốn từ cộng đồng”, buổi café Thứ 5 hàng tuần diễn ra tốt đẹp và đầy cảm hứng.
Chị Ngần Thúy Đạt – Giám đốc công ty Du Lịch chia sẻ: “Buổi chia sẻ rất hữu ích với các tôi, những người có ước mơ khởi nghiệp nhưng thiếu vốn. Giúp cho Nhà khởi nghiệp có cơ hội tiếp cận phương pháp huy động vốn từ cộng đồng rất hay. Bài học đó là huy động từ những người dùng sản phẩm của chúng ta và những người phù hợp không quá nhiều tiền để tránh bị rủi ro.”
Anh Đỗ Huấn – Bộ phận Tuyển dụng TaxiGroup chia sẻ: “Rất ý nghĩa, đội ngũ Vinen rất tận tình giúp đỡ. Cảm ơn Vinen đã tạo ra cơ hội này cho tôi và mọi người gặp anh Trung.”
Chị Nguyễn Thị Quyên – Nhân viên Bất động sản Agroup
“Tôi nhận được giá trị rất lớn, biết cách làm như thế nào để huy động mở ra được một hoạt động kinh doanh. Đây đúng là một cách nhìn khác về huy động vốn cho Nhà khởi nghiệp.”
Cảm ơn Quý khách mời đã tới tham dự chương trình Cafe thứ 5 cùng Vinen.
Đón xem nội dung chương trình Cafe tối thứ 5 tuần tới "KẾ TOÁN QUẢN TRỊ - THÔNG TIN THÍCH HỢP ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH NGẮN HẠN CHO DOANH NGHIỆP "