Năm 2008, sau khi Lehman Brothers phá sản, tiếp sau đó là tình trạng suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều người đã cho rằng chúng ta đang bước vào thời kỳ chính phủ thu hồi lại quyền lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế điều này lại đang diễn ra ngược lại.
Những nhà hoạt động chính trị cấp cao ở Davos – trụ sở của Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng đầy thất vọng, bà Merkel không khỏi nản lòng trước những biến động của Đức trong khi Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ, ông Geither, thì rất bảo thủ.
Châu Âu vẫn trong tình hình hỗn loạn, nước Mỹ rơi tình trạng suy yếu và các thị trường mới nổi – điểm sáng duy nhất trong ba năm qua, lại đang có dấu hiệu đi xuống. Các nhà chính trị chỉ đưa ra được một số ít giải pháp cho các vấn đề nghiêm trọng như thất nghiệp, nợ công và bất bình đẳng. Còn đối với người dân, gần như bất cứ hành vi nào của chính phủ cũng có nguy cơ gây bất ổn chính trị.
Trong khi đó, các doanh nghiệp hàng đầu dường như tồn tại trong một thế giới tách biệt: công ty này ngày càng lớn mạnh, chủ doanh nghiệp ngày càng thành công. Nếu có một chủ đề mới cho Diễn đàn Kinh tế thế giới năm nay thì đó chính là việc các doanh nghiệp lớn trên thế giới đang ngày càng hưng thịnh và lấn át chính phủ các nước bị họ cho là yếu kém và vô lý.
Các doanh nghiệp đang đi trước các nhà lãnh đạo, phát triển trong một môi trường ngày càng tách biệt với các mối quan tâm trong khu vực và các vấn đề của thị trường bản địa. Và nếu như những lần họp mặt này không có hướng đi cụ thể thì sớm muộn các doanh nghiệp sẽ tiếp quản phần lớn những gì các chính phủ đang làm.
Vấn đề này đã được khéo léo đề cập trong bài về Apple trên tờ New York Times số ra tuần này khi tác giả xem xét nguyên nhân vì sao hầu như iPhone chỉ được sản xuất bên ngoài nước Mỹ.
Một số nhà lãnh đạo của hãng này cho biết: “Chúng tôi không buộc phải giải quyết các vấn đề của nước Mỹ.” Tuy nhiên, nhiều người cho rằng điều đó có nhiều ý nghĩa về mặt đạo đức. Các công ty này có thể lý luận rằng trên thực tế giải quyết vấn đề việc làm ở Ấn Độ và Trung Quốc thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu nhiều hơn so với việc tạo công ăn việc làm trên đất Mỹ.
Tổng thống Obama đã cố gắng khơi gợi lòng nhiệt tình vì một cuộc cách mạng sản xuất trên đất Mỹ trong một phát biểu của mình. Nhưng một nghiên cứu mới đây của Đại học Kinh doanh Harvard sau khi khảo sát 10.000 nữ sinh viên về viễn cảnh tương lại họ đều muốn chọn công việc làm tại nhà – hầu hết các doanh nghiệp Mỹ đều cho phép mang việc về nhà làm bởi người Mỹ có kỹ năng tốt. Sở dĩ các doanh nghiệp đồng ý như vậy là vì các loại chi phí đang ngày càng gia tăng và sản xuất tại gia tiết kiệm chi phí hơn. Tuy nhiên, đặc điểm này có thể sẽ thay đổi.
Ngược lại, những doanh nghiệp đầu tư kinh doanh ở nước ngoài lại không làm điều này để tiết kiệm chi phí vì giá thành nhân công thấp hơn. Nhưng đây cũng là một xu hướng đáng sợ.
Rất nhiều người tham gia Diễn đàn Kinh tế thế giới, thậm chí cả chủ nhân giải Nobel kinh tế 2010, Chris Pissarides và một số nhà đầu tư cấp cao đã chia sẻ rằng chúng ta không thể đổi mới cách làm của mình để thoát ly khỏi vấn đề này. Mọi việc chỉ đang trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là cuộc cải cách tự động hóa sắp tới bắt đầu làm giảm số lượng nhân viên văn phòng ở các nước giàu.
Như vậy thì chúng ta đang ở đâu? Liệu những người điều hành các doanh nghiệp lớn của thế giới – những doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh và chiếm giữ một lượng tiền mặt lớn – có trách nhiệm với thị trường nội địa không? Liệu họ có thể gánh vác trách nhiệm mà các nước đang mang nợ không thể đảm đương như giáo dục, y tế và phát triển cơ sở hạ tầng?
Tại Davos, dường như không có sự liên minh để giải quyết những vấn đề nêu trên; từ nhà sáng lập tài chính vi mô Bangladesh Mohamed Yunus tới những gã khổng lồ trong lĩnh vực tài chính đều nói “Có”, nhưng những gì chúng ta cần còn nhiều hơn chủ nghĩa tư bản.
Vậy, hãy để các doanh nghiệp giúp chính phủ tăng tốc. Một ý tưởng bị bỏ lửng là GE và Microsoft nên điều hành nền giáo dục Mỹ, giúp giáo dục hiệu quả hơn và đảm bảo công nhân Mỹ có đủ kỹ năng cần thiết để tìm việc trong tương lai. Và tất nhiên, cộng đồng sẽ đồng ý rằng tất cả những giải pháp trên đều đi liền với các vấn đề về xã hội và chính trị.
Thêm vào đó, nước Mỹ nên nghiêm túc trong chính sách công nghiệp và bắt đầu trợ cấp cũng như đẩy mạnh các ngành công nghiệp chiến lược như Trung Quốc đã làm, đồng thời áp dụng thuế quan đối với các mặt hàng của đối thủ.
Ngoài ra, một số ý kiến còn cho rằng nên tăng lương tối thiểu cho 90% người dân các nước giàu – những người sau này sẽ làm công việc dịch vụ, phục vụ cho một bộ phận nhỏ tầng lớp thượng lưu trên toàn cầu. Như vậy thì một hệ thống giai cấp hai tầng là điều không thể tránh khỏi. Số khác lại cho rằng chúng ta cần phải bằng mọi cách để giữ mức lương cao cho các công việc ở nhà, đặc biệt là những nghề liên quan tới công nghệ. Ít nhất, các chính trị gia đều đồng ý luận điểm này.
Trong bài phát biểu mở đầu tại Davos, bà Angela Merkel đã nói rằng trừ phi khủng hoảng tại các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu được giải quyết, nếu không châu Âu sẽ chỉ còn là một điểm đến du lịch đơn thuần. Điều tương tự cũng có thể xảy ra với tất cả các nước giàu. Một điểm đáng chú ý ở Davos là ý tưởng cốt lõi của chính sách Khai sáng – chủ nghĩa tư bản và dân chủ đoàn kết để tạo ra xã hội tốt đẹp nhất – đang trong giai đoạn tranh luận. Và cuộc chiến tạo hình mẫu mới có thể sẽ dẫn đến sự đối đầu giữa các nước, giữa các tổ chức với chính phủ và giữa người nghèo với người giàu. Thế giới của chúng ta không hề bằng phẳng mà đang ngày càng trở nên gồ ghề.
The The Times