HỌC VIỆN QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Tự do đến từ tri thức - Knowledge sets freedom

Lãnh đạo khi cần thiết cũng cần “độc đoán chuyên quyền”

Bởi vậy, người lãnh đạo cần phải thiết lập sự uy nghiêm thì mệnh lệnh mới được chấp hành một cách triệt để. Hòa đồng cùng với cấp dưới nhưng không được tùy tiện. Một người lãnh đạo nhiệt tình sẽ rất dễ được cấp dưới chấp nhận trên cơ sở đó cấp dưới có thể đưa ra những gợi ý mang tính sáng tạo, không ngừng cải thiện công việc. Tuy nhiên, không được tỏ ra quá tùy tiện với cấp dưới, phải có cái uy của người lãnh đạo. Nếu quá tùy tiện, dễ dãi với nhân viên thì mờ nhạt đi ý thức về cấp trên cấp dưới. Một nhà lãnh đạo xuất sắc vừa phải nghiêm khắc vừa thấu tình đạt lý, thân thiện với mọi người.

Lãnh đạo khi cần thiết cũng cần “độc đoán chuyên quyền”

Trong việc quản lý nội bộ ở bất kỳ công ty nào, cấp dưới đều nên ủng hộ, phục tùng cấp trên, hoàn thành những nhiệm vụ mà cấp trên giao cho. Đương nhiên lãnh đạo trong quá trình phân công nhiệm vụ cũng nên cân nhắc đến điều kiện và độ khó khi thực hiện nhiệm vụ để lựa chọn người phù hợp với nhiệm vụ, đồng thời đưa ra những giúp đỡ cần thiết khi cấp dưới gặp khó khăn. Cấp dưới khi tiếp cận nhiệm vụ, nếu thấy không có tình huống gì đặc biệt, thì nên chấp hành sự phân công công việc của cấp trên một cách vô điều kiện.

Lí luận và thực tiễn thường có những khoảng cách nhất định, trong công việc thường nhật, cũng có lúc đem lại những phiền phức cho lãnh đạo các cấp, không có lợi cho việc triển khai công việc, thậm chí còn có thể ảnh hưởng đến toàn cục. Bởi vậy trong công tác quản lý, người lãnh đạo khi cần thiết cũng nên “độc đoán chuyên quyền” một chút.

Trong một lớp về lãnh đạo, tôi đã được một học viên kể về một kinh nghiệm lãnh đạo: Thưa thầy, tôi có một nhân viên văn phòng có năng lực, nhưng lại thích làm theo ý mình, việc muốn làm thì làm rất chăm chỉ, việc không muốn làm thì ép thế nào anh ta cũng không làm. Anh ta là một con ngựa bất kham có tiếng. Tuy nhiên, tôi với cương vị là trưởng phòng mới đã trị được tính bất kham của anh ta. Mới nhận chức được vài ngày, tôi đã giao cho anh ta một nhiệm vụ khá rắc rối. Và thoạt nhìn công việc được giao, anh ta đã nhận thấy phiền phức bèn yêu cầu đổi tôi nhiệm vụ khác, tôi nhất quyết không đồng ý mà còn nhắc đi nhắc lại với anh ta về tính quan trọng của nhiệm vụ này. Lúc đó tôi đoán trong suy nghĩ của cậu ấy rằng, tôi không đổi cũng không sao, đường nào cậu ấy cũng không làm, cậu ấy sẽ tìm việc khác làm và tôi cũng không thể bảo tôi lười nhác được. Thấy thái độ của cậu nhận viên như vậy, tôi giữ thái độ bình thản. Sau một tuần, tôi gọi cậu ấy tới và nói: anh Hùng, khi tôi giao nhiệm vụ tôi đã nói rất rõ về tính cấp bách của nhiệm vụ này, nhưng một tuần đã trôi qua công việc của cậu vẫn không hề có tiến triển. Tôi định giảm bớt công việc khác cho cậu, hi vọng trong vòng hai tuần cậu có thể hoàn thành nhiệm vụ này. Nếu có gì khó khăn, hoặc muốn xin thêm thời gian, cậu phải báo cáo kịp thời với tôi, tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp cậu. Ba ngày sau tôi sẽ kiểm tra tiến độ công việc của cậu và các vấn đề có liên quan. Tôi tin là chúng ta có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn. Cậu nghĩ sao?”

Lúc đó cậu ấy miệng thì chấp nhận nhưng rồi vẫn đâu vào đấy. Ba ngày sau tôi lại đến tìm anh ta: “anh Hùng, công việc của anh không có tiến triển, chủ yếu là do anh cố tình kéo dài. Xem ra là chỉ còn một cách là tìm người khác có khả năng hoàn thành công việc đến thay anh. Rõ ràng anh có cá tính mạnh, có khả năng nhưng chúng tôi không có cách nào để sắp xếp cho anh một vị trí phù hợp, chỉ có chuyển anh sang bộ phận khác. Ý anh thế nào? Anh về suy nghĩ kỹ rối đến gặp tôi sớm”.

Cuối cùng cậu ấy hiểu ra, nếu tiếp tục như thế này thì cậu sẽ bị đuổi khỏi phòng, mà đây là vị trí mà cậu rất thích, để có thể tiếp tục vị trí cũ, anh ta đến gặp tôi, thành khẩn kiểm điểm lại khuyết điểm của mình, đồng thời bày tỏ sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ đúng thời hạn. Giống như con ngựa bất kham đã được thuần phục, sau này cậu ấy đã trở thành một con người khác, bắt đầu hoàn thành nghiêm túc các công việc mà trước đây anh ta không muốn làm và ngày càng thăng tiến trong chuyên môn cũng như chức vụ.

Trong một doanh nghiệp, luôn có một vài người như thế và thậm chí còn hơn thế và họ thường bị coi là “cái gai”. Họ rất thông minh, có cá tính. Do một số suy nghĩ của họ hơi khác người, làm việc không chịu an phận, thậm chí còn dám đối đầu với lãnh đạo và đồng nghiệp, bởi vậy có lãnh đạo sẽ không thích họ, cho rằng họ chỉ nói mà không làm được việc.

Thực ra thì những “cái gai” này rất được việc, là lực lượng tích cực trong doanh nghiệp, quan trọng là người lãnh đạo nhìn nhận họ như thế nào, đối xử với họ như thế nào. Nếu áp dụng đúng phương pháp thì “cái gai” cũng có thể biến thành “tâm phúc”. Một người lãnh đạo thông minh, ngoài việc hoàn thiện năng lực, học thức của bản thân còn phải luôn luôn bồi dưỡng nhân tài có địa vị thấp hơn mình, nỗ lực rèn luyện họ trở thành những người hữu dụng, sau này nhất định sẽ nhận được sự giúp đỡ của họ.

TS.Vũ Phong

 

Bài viết liên quan
Chủ tịch PAILEMA  dự hội thảo về giáo dục việt Nam 2021 do Quốc hội tổ chức

Chủ tịch PAILEMA dự hội thảo về giáo dục việt Nam 2021 do Quốc hội tổ chức

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA PAILEMA NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA PAILEMA NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11

TIẾT LỘ 56 NGUYÊN TẮC CỦA MỘT DOANH NHÂN “BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG” DÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

TIẾT LỘ 56 NGUYÊN TẮC CỦA MỘT DOANH NHÂN “BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG” DÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

TẢNG ĐÁ

TẢNG ĐÁ

Đăng ký nhận tư vấn