HỌC VIỆN QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Tự do đến từ tri thức - Knowledge sets freedom

Mỹ điều hai tàu chiến đến Biển Đông

Tàu đổ bộ USS America và tuần dương hạm USS Bunker Hill được triển khai hoạt động ở Biển Đông, sau khi tàu khảo sát Trung Quốc xuất hiện gần Malaysia.

Mỹ điều hai tàu chiến đến Biển Đông

Tàu đổ bộ USS America và tuần dương hạm USS Bunker Hill được triển khai hoạt động ở Biển Đông, sau khi tàu khảo sát Trung Quốc xuất hiện gần Malaysia.

Tàu đổ bộ tấn công USS Ameria và tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill đã được triển khai và hoạt động trên Biển Đông, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của hải quân Mỹ Nicole Schwegman hôm qua cho biết, nhưng không cho biết vị trí cụ thể.

Ba nguồn an ninh giấu tên tiết lộ chiến hạm Mỹ xuất hiện gần nơi tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc bám theo tàu khoan West Capella do công ty dầu khí Malaysia Petronas vận hành tại vùng biển gần Malaysia.

"Thông qua sự hiện diện liên tục ở Biển Đông, chúng tôi đang tìm cách thúc đẩy quyền tự do đi lại trên biển và trên không, cũng như các nguyên tắc quốc tế là nền tảng cho an ninh và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Mỹ ủng hộ nỗ lực phục vụ lợi ích kinh tế của các đồng minh và đối tác", Schwegman cho hay trong email gửi Reuters.

USS America di chuyển trên Biển Đông hôm 18/4. Ảnh: US Navy.

USS America di chuyển trên Biển Đông hôm 18/4. Ảnh: US Navy.

Chuẩn đô đốc Fred Kacher, chỉ huy Nhóm tác chiến viễn chinh USS America, cho biết lực lượng dưới quyền ông đã chạm mặt hải quân Trung Quốc trong tuần này. "Mọi hoạt động của chúng tôi với họ đều an toàn và chuyên nghiệp", chuẩn đô đốc Kacher nói.

Trung Quốc và Malaysia chưa bình luận về thông tin này.

Reuters ngày 17/4 dẫn ba nguồn tin cho biết tàu Địa chất Hải dương 8 được nhiều tàu hộ tống đã bám theo tàu khoan West Capella đang hoạt động trên Biển Đông.

Washington cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng tình hình Covid-19 trong khu vực để thúc đẩy hiện diện tại Biển Đông. Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ lo ngại về "hành động khiêu khích lặp đi lặp lại" của Trung Quốc đối với hoạt động khai thác dầu khí của nước khác trên Biển Đông. "Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt và loại hoạt động khiêu khích, gây bất ổn này", Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố hôm 18/4. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trước đó nói rằng tàu Địa chất Hải dương 8 đang triển khai "các hoạt động bình thường" và cho rằng quan chức Mỹ đang "bôi nhọ Bắc Kinh" bằng vấn đề Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm qua cho biết Việt Nam quan tâm, theo dõi sát tình hình, đề nghị các bên liên quan có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), thể hiện cam kết phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông, khu vực và trên thế giới.

"Việt Nam chân thành mong muốn quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của các quốc gia phù hợp với UNCLOS được tôn trọng", bà Hằng trả lời câu hỏi về thông tin gần đây liên quan đến tình hình phức tạp ở vùng biển của một số nước ASEAN, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Tàu Địa chất Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông hồi đầu tháng 7/2019, sau đó rời đi vào cuối tháng 10/2019. Việt Nam đã nhiều lần phản đối hoạt động của nhóm tàu Trung Quốc nói trên, khẳng định vùng ở nam Biển Đông không thuộc khu vực tranh chấp.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Bài viết liên quan
Chủ tịch PAILEMA  dự hội thảo về giáo dục việt Nam 2021 do Quốc hội tổ chức

Chủ tịch PAILEMA dự hội thảo về giáo dục việt Nam 2021 do Quốc hội tổ chức

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA PAILEMA NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA PAILEMA NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11

TIẾT LỘ 56 NGUYÊN TẮC CỦA MỘT DOANH NHÂN “BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG” DÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

TIẾT LỘ 56 NGUYÊN TẮC CỦA MỘT DOANH NHÂN “BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG” DÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

TẢNG ĐÁ

TẢNG ĐÁ

Đăng ký nhận tư vấn