HỌC VIỆN QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Tự do đến từ tri thức - Knowledge sets freedom

Sáng tạo để vươn lên

Buổi sáng, Đoàn làm việc với lãnh đạo ĐHQGHN và các đơn vị thành viên tại Nhà điều hành ĐHQGHN (số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội). Buổi chiều, Đoàn giám sát chia thành 3 tổ tiến hành kiểm tra các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN. Tổ giám sát số 1 của đoàn đã làm việc với 3 trường ĐH mới thành lập của ĐHQGHN là: ĐH Kinh tế, ĐH Công nghệ và ĐH Giáo dục tại phòng 212 nhà E3.

Tham dự Tổ giám sát của Đoàn giám sát làm việc với 3 trường đại học mới thành lập có GS.VS Đào Trọng Thi, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên UBTV Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội và Tổ giám sát số 1 do GS.TS Lê Văn Học – Phó Chủ nhiệm UB VHGD TTN&NĐ làm Tổ trưởng; Về phía ĐHQGHN có Phó Giám đốc – GS.TSKH. Vũ Minh Giang cùng đại diện các ban chức năng; Về phía 3 trường thành viên có Ban giám hiệu,  Lãnh đạo các khoa, phòng và một số trung tâm trực thuộc.

Mục tiêu của buổi giám sát của Tổ giám sát số 1 là đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường; vấn đề đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo giáo dục; đồng thời tập trung làm rõ những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, những hạn chế, yếu kém, khó khăn, vướng mắc của trường; từ đó đưa ra được các đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, thực hiện nghiêm và có hiệu quả hơn chính sách, pháp luật, đảm bảo chất lượng đào tạo giáo dục đại học.

Theo chương trình làm việc, ngay đầu giờ chiều đoàn đã tiến hành đi thăm cơ sở vật chất của các trường thành viên  bao gồm: phòng thí nghiệm mục tiêu Công nghệ Micô – Nanô và Trung tâm Máy tính thuộc ĐH Công nghệ; Phòng quản trị mạng, các phòng học, phòng chuyên gia thuộc Trường ĐH Kinh tế.  Sau đó các trường đã tiến hành báo cáo cụ thể về hoạt động của Nhà trường từ khi thành lập tới nay, cũng như những kiến nghị và đề xuất cần được giải quyết.

Tại buổi làm việc, PGS.TS Phùng Xuân Nhạ – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế đã báo cáo về tình hình thực hiện Đề án thành lập Trường ĐH Kinh tế, tình hình tổ chức đào tạo; tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng tài chính và việc thực hiện chủ trương công khai, dân chủ; Tình hình thực hiện các chế độ, quy định về tài chính, kế toán, kiếm toán, công khai tài chính… Báo cáo cũng làm rõ những mặt mạnh, những mặt còn tồn tại và thách thức đối với nhà trường hiện nay, giải pháp khắc phục khó khăn và nêu lên một số kiến nghị của nhà trường.

Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ – PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bình và Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục – PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc cũng đã báo cáo và có những kiến nghị với Đoàn giám sát.

Những ý kiến trên đều được tiến hành trao đổi và  thảo luận. Các thành viên của Tổ giám sát cũng chỉ rõ một số vấn đề đề nghị Hiệu trưởng các trường giải trình làm rõ hơn như: Những khó khăn trong việc thực thi các chính sách về tuyển sinh, tiền lương, quyền chủ động, phân cấp quản lý, vấn đề sở hữu và đặc biệt vấn đề về xếp hạng các loại trường bởi nó liên quan đến các chính sách đầu tư cho từng trường, kế hoạch xây dựng cơ sở tại Láng (Hoà Lạc)….

GS.VS Đào Trọng Thi đã đưa nhận xét về sự đặc biệt trong tiến trình thành lập 3 trường thành viên mới của ĐHQGHN: Cả ba trường mới thành lập đều có sự kế thừa truyền thống, thế mạnh nhiều năm của các đơn vị tiền thân, đặc biệt có sự chuẩn bị công phu thông qua mô hình “khoa trực thuộc”…

GS.TSKH Vũ Minh Giang – Phó Giám đốc ĐHQGHN cũng nhấn mạnh: Mặt dù các trường: ĐH Kinh tế, ĐH Công nghệ, ĐH Giáo dục là các trường mới đi vào hoạt động với tư cách là trường ĐH thuộc ĐHQGHN, song với sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thành lập và được kế thừa những tinh hoa của các đơn vị tiền thân trước đây và được thừa hưởng những thành tựu đa ngành – đa lĩnh vực của ĐHQGHN, cả 3 trường đều khẳng định được về chất lượng và có những bước trưởng thành vượt bậc. Các ĐH này đều có đóng góp trong đổi mới tổ chức đào tạo, thể hiện rõ tính sáng tạo trong tổ chức lớp học hiện đại, liên kết quốc tế… Trường ĐH Kinh tế đã  có nhiều sáng tạo trong quản lý tổ chức, mời được nhiều chuyên gia từ các đại học, học viện khác đến giảng dạy, thực hiện tốt mục tiêu đào tạo chất lượng cao, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học và đang có sự hội nhập mạnh mẽ với thế giới.

Kết luận buổi làm việc, GS.TS Lê Văn Học – Tổ trưởng Tổ giám sát số 1 đã thay mặt Đoàn giám sát khẳng định: 3 trường ĐH trên và ĐHQGHN đã thực hiện đủ các quy trình thành lập theo yêu cầu của Chính phủ và đánh giá cao các kết quả đạt được của 3 trường đại học thành  viên mới của ĐHQGHN và cần được nhân rộng, đặc biệt là quá trình chuẩn bị để thành lập trường mới. Qua buổi giám sát, đoàn cũng lưu ý tồn tại lớn nhất của 3 trường là cơ sở vật chất, mặt bằng làm việc. Mặc dù ĐHQGHN đang trong tiến trình chuẩn bị lên Hòa Lạc song ĐHQGHN cũng cần nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước có các biện pháp cần thiết để đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất cho các trường thì mới có thể tập trung làm nhiệm vụ phát triển trường đạt trình độ khu vực, quốc tế; không thể cứ luôn trong tình trạng chờ đợi mà không được phát triển cơ sở vật chất ở Hà Nội. Các kiến nghị đề xuất của 3 trường sẽ được đoàn giám sát tiếp thu, tập hợp và đưa vào báo cáo UBTV Quốc hội.

                                                                                              (Nguồn - khoinghiep24h.vn)

Bài viết liên quan
Chủ tịch PAILEMA  dự hội thảo về giáo dục việt Nam 2021 do Quốc hội tổ chức

Chủ tịch PAILEMA dự hội thảo về giáo dục việt Nam 2021 do Quốc hội tổ chức

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA PAILEMA NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA PAILEMA NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20.11

TIẾT LỘ 56 NGUYÊN TẮC CỦA MỘT DOANH NHÂN “BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG” DÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

TIẾT LỘ 56 NGUYÊN TẮC CỦA MỘT DOANH NHÂN “BÁCH CHIẾN BÁCH THẮNG” DÀNH CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI

TẢNG ĐÁ

TẢNG ĐÁ

Đăng ký nhận tư vấn