HỌC VIỆN QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Tự do đến từ tri thức - Knowledge sets freedom

QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG DOANH NGHIỆP (PHẦN 1)

GIỚI THIỆU VỀ KHÓA HỌC

Trong thời đại mà hệ thống thông tin bùng nổ thông qua rất nhiều ứng dụng khoa học công nghệ đến người đọc, người xem chỉ bằng một cú nhấp chuột và cách người tiêu dùng tiếp nhận nội dung dường như thay đổi hàng ngày, có rất nhiều thách thức đối với việc quản lý truyền thông cho một tổ chức, công ty. Và từ đó, công ty cũng chạy đua để thích ứng với công nghệ thay đổi nhanh chóng. Nó cũng phải luôn dẫn đầu các chuyển dịch xã hội, văn hóa và kinh tế. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến cách mà tổ chức, công ty muốn sản xuất và đưa ra những thông điệp trên phương tiện truyền thông.

Hơn nữa, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 816 cơ quan báo chí (in và điện tử), 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình. Các cơ quan báo chí này ngoài góp phần phản ánh thông tin đa dạng, nhiều chiều trong và ngoài nước, những nhu cầu của thị trường, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng thì có không ít bài báo đã đưa thông tin sai sự thật, thông tin chủ quan, thiên vị, mang tính khuôn sáo, hình thức, thiếu sự xem xét toàn diện, khách quan... dẫn đến những thiệt hại về kinh tế, cũng như làm giảm uy tín của doanh nghiệp. Nhiều nhà báo chỉ vì vội vàng trong khi đưa tin, vô hình chung đã gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Hiện tượng này đang lặp lại tại không ít cơ quan báo chí và đang có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp.

Vậy làm thế nào những lãnh đạo doanh nghiệp có thể tranh thủ được sức mạnh bùng nổ của báo chí để xây dựng được những định hướng chiến lược đúng đắn và lan tỏa đến khách hàng một cách nhanh nhất, quy mô rộng nhất? Hay làm thế nào để tránh tạo những xung đột không đáng có, thậm chí đối đầu với những cơ quan báo chí dẫn đến khủng hoảng truyền thông không chỉ gây thiệt hại cho doanh nghiệp mà thậm chí làm hủy hoại thanh danh của chính lãnh đạo quản trị truyền thông và lãnh đạo doanh nghiệp?

Tất cả những nhân tố thay đổi đó đã tác động trực tiếp đến những đường lối, chiến lược phát triển của tất cả các tổ chức, công ty. Một tốc độ thay đổi chóng mặt như vậy đòi hỏi năng lãnh đạo tốt hơn, năng lực quản trị truyền thông hiệu quả hơn, cũng như việc không ngừng nâng cao các kỹ năng khác nơi những người khoác lên mình trọng trách lãnh đạo.

Công tác truyền thông của Tổng công ty trong thời gian qua đã  phát huy được vai trò trong việc định hướng các chủ trương lớn, truyền tải thông tin đến CBCNV và cộng đồng xã hội trong mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, kịp thời đề ra các giải pháp để xử lý khi có khủng hoảng truyền thông cũng như tăng cường quảng bá thương hiệu và hình ảnh của Tổng công ty. Tuy nhiên công tác truyền thông cần tiếp tục tăng cường và củng cố trong năm 2022 đó là: 

- Củng cố kỹ năng cơ bản của Người phát ngôn, nắm được một số kiến thức cơ bản về nhận diện, xác định nguyên nhân, chỉ đạo xử lý khủng hoảng truyền thông và phát ngôn khi xảy ra khủng hoảng;

- Nâng cao chất lượng nhân sự và cách thức tổ chức làm công tác truyền thông tại các đơn vị thành viên. Toàn thể CBCNV người lao động phải hiểu rõ về các chủ trương định hướng phát triển của Tổng công ty. Những phát ngôn phải chính thống và không làm ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của Tổng công ty trong mắt khách hàng và xã hội;

- Tăng cường kỹ năng và có công cụ để thực hiện công tác truyền thông trên không gian mạng và truyền thông đa phương tiện;

- Nội dung truyền thông và kỹ thuật truyền thông của các đơn vị cần phải cải thiện và kịp thời; Nâng cao chất lượng và nội dung để đáp ứng kỳ vọng, đảm bảo sự hấp dẫn về thể hiện cũng như đa dạng về định dạng;  

- Việc quan hệ truyền thông với các đối tác báo đài tại các đơn vị cần được phát huy hết vai trò của nó trong việc truyền tải thông tin đến khách hàng và cộng đồng xã hội những sự đổi mới, cách thức tiếp cận mới của ngành điện trong công tác dịch vụ khách hàng;

Năm 2022 Tổng công ty Điện lực miền Bắc tập trung thực hiện chủ đề “Thích ứng an toàn, hiệu quả và linh hoạt” với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng điện năng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của 27 tỉnh, thành phố miền Bắc. 

Việc Tổ chức đào tạo củng cố kỹ năng cơ bản của Người phát ngôn, nắm được một số kiến thức cơ bản về nhận diện, xác định nguyên nhân, chỉ đạo xử lý khủng hoảng truyền thông và phát ngôn khi xảy ra khủng hoảng nâng cao kiến thức và bồi dưỡng kỹ năng truyền thông chuyên nghiệp cho toàn thể đội ngũ cán bộ truyền thông các cấp trong Tổng công ty là một nhiệm vụ và yêu cầu hết sức quan trọng và cấp thiết.

Mục đích đào tạo

1. Xây dựng và phát triển đội ngũ truyền thông của Tổng công ty có kiến thức và kỹ năng vững vàng để hoàn thành nhiệm vụ công tác truyền thông của Tổng công ty.

2. Bổ sung kỹ năng cơ bản của Người phát ngôn, nắm được một số kiến thức cơ bản về nhận diện, xác định nguyên nhân, chỉ đạo xử lý khủng hoảng truyền thông và phát ngôn khi xảy ra khủng hoảng.

3. Đào tạo Đào tạo kỹ năng truyền thông đa phương tiện, kỹ năng chụp ảnh; quay, dựng clip; thiết kế đồ hoạ cho đội ngũ CBCNV làm công tác truyền thông.

NỘI DUNG KHÓA HỌC

BÀI 1: KỸ NĂNG VIẾT TIN HIỆN ĐẠI

  • Bài 1.1: B1 - Mục Tiêu của Bài Học
  • Bài 1.2: B2 - Vì sao Cần có kỹ năng viết Tin Hiệu quả
  • Bài 1.3: B3 - Tin Tức là Gì
  • Bài 1.4: B4 - Khi nào một thông tin trở thành tin tức
  • Bài 1.5: B5 - Công thức 5W + H của Tin Tức
  • Bài 1.6: B6 - Phân loại tin và các dạng tin cơ bản
  • Bài 1.7: B7 - Ví dụ
  • Bài 1.8: B8 - Yếu tố cơ bản của tin tức
  • Bài 1.9: B9 - Cách đặt tít và tiêu đề
  • Bài 1.10: B10 - Một số dạng Tin Khác
  • Bài 1.11: B11 - KET

BÀI 2: KỸ NĂNG VIẾT BÀI HIỆN ĐẠI

  • Bài 2.1: B1 - Vì sao cần có kỹ năng viết bài
  • Bài 2.2: B2 - Mục Tiêu của Bài học
  • Bài 2.3: B3 - Phân biệt tin và bài
  • Bài 2.4: B4 - Sự kiện để khai thác viết tin bài
  • Bài 2.5: B5 - Xác định góc tiếp cận để đúng đề tài
  • Bài 2.6: B6 - Sắp xếp và cấu trúc bài viết thành phần của bài viết 1-1
  • Bài 2.7: B7 - Thành phần của bài viết 2
  • Bài 2.8: B8 - Kinh nghiệm Tăng tính hấp dẫn cho bài viết
  • Bài 2.9: B9 - Thông cáo báo chí
  • Bài 2.10: B10 - Nội dung và hình thức của việc viết thông cáo báo chí
  • Bài 2.11: B11 - Một số lưu ý và lời khuyên đối với người viết thông cáo báo chí
  • Bài 2.12: B12 - Kỹ thuật soạn thảo thông cáo báo chí

THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

TS.Phan Văn Kiền,

ĐÁNH GIÁ

3 tuần 23 bài giảng

Khai giảng: 28/09/2019

Giảng viên: TS.Phan Văn Kiền,

Số tuần học: 3

Số bài học: 23

Đăng ký nhận tư vấn